Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Món ăn chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu


Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,... Suy nhược cơ thể khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, khó ngủ, làm việc kém hiệu quả...



Gà trống hầm quy, sâm: Gà trống non 1 con khoảng 7-8 lạng, quy thân 10g, đẳng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền. Món này bổ dưỡng phù hợp cho các bà đẻ.

Gà mái tơ hầm quy sâm: Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đẳng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đẳng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.

Gà hầm hoàng kỳ: Thịt gà 100 g, sinh hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, đẳng sâm 20 g, gừng tươi 15 g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).

Gà ác hầm đông trùng hạ thảo: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần

Nhung hươu hầm thịt gà: Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. Ninh kỹ thịt gà và gừng trong 60 phút, cho nhung hươu vào đun tiếp trong 120 phút, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần.
Món này dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư, biểu hiện: sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng… Trong bài, nhung hươu giúp ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.

Thịt gà tam thất: Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: sắc mặt xám nhợt, hay bị xuất huyết dưới da, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Cháo gan gà: Gan gà 2 bộ, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gan gà băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho gan gà vào đảo đều, cháo sôi lại cho bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 10 ngày.

Cháo tiết gà: Tiết của 1 con gà, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị  vừa đủ. Tiết gà cắt thành miếng nhỏ, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật cho chín. Gạo xay thành bột, đổ nước vừa đủ, khuấy đều trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho tiết gà, bột ngọt vào là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Ăn liền 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp 10 ngày.

Canh nấm đầu khỉ, thịt gà: Thịt gà 300g, nấm đầu khỉ 100g. Thịt gà thái thành miếng, nấm đầu khỉ rửa sạch cắt miếng mỏng, nấu thành canh, cho gia vị vào là ăn được, ăn liên tục trong mấy ngày. Thịt gà có hàm lượng protein phong phú, cơ thể dễ hấp thu. Nấm đầu khỉ có chứa nhiều axit amin và vitamin, nhiều hoạt chất sinh học có thể trị chứng rối loạn thần kinh chức năng, cơ thể suy nhược.

Táo đỏ, câu kỷ tử nấu trứng gà: Táo đỏ 7 quả, câu kỷ tử 20g, trứng gà 2 quả. Cùng nấu 3 nguyên liệu trên với nhau, khi trứng chín bỏ vỏ rồi đun thêm một lúc, ăn trứng uống canh, ăn liên tục. Tác dụng kiện não ích khí, thích hợp với người bị mất ngủ, hay quên do suy nhược thần kinh.

Trứng gà ngâm mật ong: là loại thực phẩm quý và rất bổ dưỡng. Trong Đông y, lòng đỏ trứng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất. Có thể ăn 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng, khoảng 2 lần/ tuần. Là một món ăn tốt đối với những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, lao phổi, hay bị tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, mệt mỏi. Vì vậy những ai mệt mỏi hay suy nhược cơ thể và bị ho đều dùng được. Ngoài tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe, trứng gà ngâm mật ong còn rất tốt cho da. Tuy nhiên vì trứng sống thường có Salmonella nên có thể gây bệnh cho người sử dụng.   Do đó, tốt nhất là đập trứng lấy lòng đỏ rồi đổ mật ong lên, đậy kín để qua đêm là có thể ăn được.

Trứng gà hà thủ ô: Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 50 g, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Bóc bỏ vỏ trứng rồi đun tiếp khoảng 60-90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày. Món ăn này tốt cho người thiếu máu thuộc thể can thận hư, biểu hiện: đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi. Trong bài, hà thủ ô bổ gan thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà bổ huyết.


HEO

Ngó sen hầm xương ống: Xương ống chân lợn 300 – 500g, ngó sen 150g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Xương ống chân lợn đập dập cho vào nồi thêm 500ml nước ninh cho thật nhừ, lọc lấy thịt và chắt lấy 300ml nước ngọt. Ngó sen rửa sạch nạo thành sợi nhỏ, cho vào nước xương đun sôi kỹ, trước khi ăn cho bột ngọt, bột gia vị vào quấy đều. Chia làm 2 lần ăn trong ngày lúc đói, có thể ăn với cơm. Cần ăn liền 15 – 20 ngày.

Chân giò hầm: Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò lợn 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.

Canh hạt sen, tim lợn: Hạt sen 40g, tim lợn 1 quả, bá tử nhân 20g, gia vị vừa đủ. Rửa sạch tim lợn, thái thành miếng cùng với hạt sen, bá tử nhân cho vào trong nồi cho 1 lít nước vào nấu, đợi khi hạt sen chín nhừ thì cho gia vị, quấy đều để ăn. Tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí định tĩnh. Thích hợp cho chứng suy nhược tâm khí, tâm thần bất an, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ra mồ hôi…

Canh thịt nấu sâm: Hoàng mân 15g, đẳng sâm 10g, thịt nạc 100g. Thịt thái nhỏ, tất cả cho vào nồi nấu 1 giờ, ăn cái uống canh. Món ăn này bồi bổ khí huyết rất tốt.

Canh gan và rau chân vịt: Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.

Cháo gan heo: Gan lợn 100 g, vỏ lụa hạt lạc 50 g, gạo nếp 50 g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Ninh gạo nếp và vỏ lạc thành cháo, cho gan lợn và gừng vào đun chừng 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Trong món ăn trên, gan lợn có công năng bổ gan, dưỡng huyết, vỏ lạc tốt cho dạ dày và phổi, lại có tính bổ máu; gạo nếp, gừng tươi nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng. Loại cháo này rất thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư (mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh).

Gan heo nấu mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen 10g, gan heo 50g, muối, dầu vừa đủ. Mộc nhĩ  rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu. Sau đó, cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.

Mộc nhĩ đen hấp: Mộc nhĩ đen 15g, táo tàu 15 quả, thịt lợn nạc 50g, đường trắng 10g. Mộc nhĩ đen ngâm nước nóng, rửa sạch thái thật nhỏ, táo tàu bỏ hạt thái nhỏ, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ, tất cả cho vào bát trộn đều với đường trắng, đem hấp cách thủy. Khi thịt chín cho trẻ ăn ngày 1 lần. Cần ăn liền 10 – 15 ngày.

Cháo nếp, bao tử heo: Bao tử heo nửa cái, gạo nếp đỏ 100g, rượu vàng, gừng, hành. Bao tử heo làm sạch, rồi cùng gạo nếp đỏ cho vào nồi, dùng nước vừa đủ để nấu cháo, khi cháo nhừ cho thêm ít rượu, gừng, hành là được.

Cháo gan heo, ngũ hương: Ngũ hương 50, gan heo 100g, gạo nếp đỏ (nếp cẩm) 100g. Gan heo thái nhỏ, trộn một ít xì dầu, muối, gia vị. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, khi cháo nhừ cho gan heo vào, quậy đều, đun sôi là được. Ngày ăn 1 lần thay cơm.


CHIM

Cút hầm sâm: Chim cút 1 con, cắt cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền. Chữa viêm phế quản mạn, hen phế quản.

Chim cút hầm: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm  nhừ, gia vị vừa ăn.

Cháo cút: Chim cút 5 con, gạo nếp 150g, hành hoa 20g, vừng đen 50g. Chim cút sào qua rồi nấu cháo gạo nếp với vừng đen, hành hoa trong 1 tiếng. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Món ăn này làm cho thân thể khỏe mạnh, chống rét, điều hòa khí huyết.

Bồ câu hấp: Chim bồ câu 2 con, đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, phòng đảng sâm 30g, đương quy 40g một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu chọn con mới biết bay, bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. cho phòng đảng sâm, đương quy, bột gia vị vào bụng chim khâu kín. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần. Hay cách 2 ngày ăn 1 ngày, ăn khoảng từ 5 – 10 con.



Gân bò hầm: Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đẳng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.



Dê nấu gừng & đậu phụ: Thịt dê 100g, gừng tươi 15g, đậu phụ 2 bìa. Gừng tươi thái nhỏ, thịt dê xào qua, sau đó cho gừng và thịt dê nấu chín với mắm muối vừa phải. Tiếp đó cho đậu phụ nấu tiếp 15 phút. Ăn cái uống nước. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Cháo dê nấu táo đỏ: Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.

Canh gan và rau chân vịt: Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.

Cháo xương ống chân dê: Xương ống chân dê 2 cái (chân trước), táo tàu 10g, gạo tẻ 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Xương ống chân dê làm sạch đập dập, cho vào nồi, đổ nước ninh thật kỹ, chắt lấy nước ngọt và phần thịt mềm. Táo tàu bỏ hạt giã nhỏ, gạo xay thành bột, tất cả cho vào nước xương ống chân dê, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho bột ngọt, bột gia vị quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 10 15 ngày.

Thịt dê nấu quy, địa: Đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng khô 10g, thịt dê 250g, nước tương, muối, đường, men rượu làm gia vị. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các thứ kê ở trên, nước vừa đủ, đun sôi rồi nhỏ lửa hầm nhừ, cho mì chính là được. Ngày ăn 1 lần, với cơm.


KHÁC

Cá chép hấp: Cá chép 1 con khoảng 8 lạng . Cá chép làm sạch rồi ướp tỏi đã giã nhỏ, cho mắm muối vừa đủ rồi hấp cách thủy. 2 ngày ăn 1 lần, ăn trong 2 tuần. Món này rất bổ đối với người suy nhược, tinh thần suy sụp.

Nhộng xào: Nhộng 50g sào với dầu vừng. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày sẽ giúp cơ thể cường tráng, khí huyết sung mãn.

Canh lươn: Dùng nửa kg lươn, làm sạch rồi đem nấu với 100g vị thuốc hoàng kỳ, nêm nếm gia vị vừa dùng; dùng tiết heo và rau chân vịt mỗi thứ 250g đem nấu canh để ăn.

Cháo lươn: Lươn 200g, gạo 50g, gừng 5g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch bỏ nội tạng, bỏ đầu từ mắt trở lên, bỏ đuôi từ hậu môn xuống. Cho lươn vào bát to, hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc. Gừng giã nhỏ lọc lấy 1 thìa canh nước cùng bột gia vị cho vào thịt lươn trộn đều, dùng dầu thực vật xào cho khô. Xương lợn giã nhỏ lọc lấy nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương lươn đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho thịt lươn, bột ngọt  vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn khoảng 15 – 20 ngày.

Ba ba hấp: Ba ba 1 con (250 – 300g), củ mài 30g, long nhãn 15g, bột gia vị vừa đủ. Ba ba sống dội nước sôi để ba ba bài hết nước tiểu, mổ bụng, bỏ hết nội tạng rửa sạch, củ mài thái nhỏ, long nhãn, bột gia vị cùng cho vào bụng ba ba đem hấp cách thủy. Khi ba ba chín, chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 ngày. Cần ăn liền 3 – 5 lần.


NƯỚC UỐNG:

Táo tàu nấu sâm: Táo tầu 10g, đẳng sâm 20g. Cho vào nồi nấu 1 giờ uống thay nước hàng ngày. Những người tỳ vị hư hàn, chán ăn, tứ chi vô lực uống nước này rất tốt.

Linh chi mật ong: Bạn có thể dùng linh chi 10g, nhân sâm 10g, tam thất 10g, tán bột trộn với mật ong rừng, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa pha với nước sôi. Những người cơ thể suy nhược, chán ăn, tiêu hóa không tốt nên uống loại nước này.

Chè đậu xanh với Mộc nhĩ & táo: Lấy 20g mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), 10 trái hồng táo, cùng một ít đường đỏ đem nấu chung để dùng; dùng 50g táo đỏ, 50g đậu xanh đem nấu chung, rồi cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 15 ngày trong 1 đợt; Lấy 9g cùi long nhãn, 15g lạc nhân (còn cả vỏ đỏ bên ngoài) cùng một lượng nước vừa đủ đem nấu ăn.

Bột quấy tổng hợp: Bột tổng hợp chữa suy nhược cơ thể, kém ăn. Bột gạo tẻ 40 phần, gạo nếp 15 phần, bột đậu đỏ 10 phần, bột đậu đen 10 phần, bột đậu xanh 10 phần, vừng hạt 10 phần, bột hạt sen 5 phần. Tất cả trộn đều, mỗi thìa bột pha với 250ml nước, nấu chín. Ăn ngày 1 lần.

Dâu tươi ngào đường: Quả dâu tươi 1kg, đường trắng 1kg. Quả dâu rửa sạch, để ráo nước. Cho vào nồi, cho thêm 1,5 lít nước đun sôi trong 30 phút. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho đường vào. Đun nhỏ lửa, khuấy liên tục cho tới khi tạo thành khối dẻo. Mỗi ngày ăn 2 lần sáng tối, mỗi lần 30g (2 thìa).

Long nhãn nấu quy: Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Đun cách thủy 1 giờ, ăn liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người suy nhược thể lực yếu món ăn này rất tốt.

Trà đảng sâm, táo tàu: Đảng sâm 10g, táo tàu 10 trái. Đảng sâm và táo rửa sạch, nấu kỹ, gạn lấy nước uống thay trà. Có thể uống thường xuyên.

Canh mộc nhĩ đen, táo tàu: Mộc nhĩ (nấm mèo) đen 30g, táo tàu 30 quả, đường đỏ vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước 30 phút, cùng cho vào nồi với táo tàu, nấu nhừ rồi cho đường vào quậy đều là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày.

Lưu ý:
  • Nếu bị bệnh dạ dày, KHÔNG NÊN uống thuốc trị bệnh cùng lúc với THUỐC BỔ MÁU & BỔ SẮT. Thuốc bổ máu KHÔNG ĐƯỢC uống cùng với thuốc tetracylin, sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ. Có một số thuốc gây ức chế cho việc bổ máu như: Cloromixin, cimetidine... trong thời kỳ điều trị thiếu máu.
  • Ngoài ra, những thức ăn có tính chất kiềm: Thức ăn kiềm tính (như các loại mì...) tạo môi trường kiềm trong cơ thể, gây bất lợi cho sự hấp thụ chất sắt.
  • Thức ăn chiên: Quá trình chiên phần nào phá huỷ dinh dưỡng trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.
  • Không nên dùng các loại như lá hẹ, củ hành tây, bơ sữa sẽ gây cản trở tiêu hoá của trẻ.
  • Khi trẻ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cần tăng cường các thức ăn, nước uống có nhiều sắt như rau muống, các loại đậu, trứng gà, vịt, chim, thịt nạc, gan động vật, tiết gà, tiết vịt… và các loại quả tươi có nhiều vitamin A, C như cam, quýt, táo, cà chua, cà rốt, gấc, dưa chuột, cải xanh… Không cho trẻ ăn nhiều mỡ động vật, trái cây có nhiều dầu, các chất cay nóng khó tiêu.



Sưu tầm

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Sườn heo nấu giả ba ba


I. NGUYÊN LIỆU:
  • 300 gr sườn heo non
  • 10 trái chuối già sống
  • 3 miếng đậu hủ chiên
  • 200 gr cà chua chín
  • 1 trái dừa khô
  • 1 muỗng súp bột nghệ
  • Hành lá, tía tô, mắm tôm
  • Nước mắm, muối, tỏi, mỡ nước, củ hành, bột ngọt
  • 1 muỗng cơm mẻ

II. CÁCH THỰC HIỆN:

Giai đoạn 1: Sửa soạn
  • Sườn heo chặt ra từng miếng dài độ 3 cm, ngang 1 cm, ướp chút muối, và bột nghệ độ 1/2 giờ.
  • Chuối xanh: bóc vỏ, cắt ra làm 4 khúc, mỗi khúc chẻ ra làm 4 miếng, bỏ chuối vào soong luộc cho chín.
  • Đậu hủ cắt dài bằng chuối
  • Cà chua: thái mỏng
  • Dừa khô vắt lấy 2 chén nước cốt.

Giai đoạn 2: Cách nấu
  • Phi hành tỏi cho thơm cho sườn heo vào xào, thịt săn cho cà chua vào xào, khi cà đã chín nát cho nuớc cốt dừa vào, đun sôi, hớt bọt, đậy vung cho thịt mềm
  • Khi sườn đã nhừ, lọc mắm tôm và cho cỏm mẻ vào, nêm cho vừa ăn, kế cho chuối và đậu hủ vào.
  • Hành là, tía tô xắt nhỏ trên mặt khi nhắc xuống.
  • Món này ăn nóng mới ngon.

GHI CHÚ: Món này có thể cho thêm ốc vào.
  • Ốc đập đít, lấy ốc ra, phần ruột dơ bỏ đi, cho ốc vào rổ, rắc muối rồi chà cho sạch nhớt.
  • Phi hành tỏi cho thơm, cho ốc vào xào chín nêm muối cho vừa ăn.
  • Khi sườn heo đã mềm thì bỏ ốc vào, như thế ốc mới dòn. Nếu bỏ ốc sớm quá sẽ bị dai.


Cơm hến


Nguyên liệu
  • 3/5kg hến sống còn vỏ.
  • 1 lon gạo ngon. 
  • Rau ăn kèm gồm: xà lách, các loại rau thơm… lặt rửa sạch cắt sợi lớn, lỏi chuối non, bạc hà, khế chua ngọt… cắt sợi hoặc xắt lát mỏng. Lõi cây chuối non (cây chuối vừa lên cao vài ba tấc, chặt ngang lột bớt vỏ ngoài, lấy phần lõi bên trong) cắt ngang thật mỏng
  • Gia vị và phụ gia: ớt bột xào với chút dầu phi tỏi, ớt tươi, tỏi tươi băm, muối mè rang, muối, đậu phụng để vỏ lụa chiên dòn, ruốc Huế pha loãng với ít nước sôi, gừng non cắt lát mỏng, da heo cắt sợi vừa chiên dòn hoặc tóp mỡ, khoai lang trắng luộc chín để nguội cắt nhỏ…

Thực hiện
  • Hến xốc rửa sạch vỏ, cho vào nồi, không cần châm nước, đậy nắp, chỉ trong vài phút, thấy nước bốc hơi, hến trên mặt nồi mở miệng đều, mang nồi xuống, dùng vải dày lót tay, nắm quai nồi xốc mạnh đều cho hến lóc nạc, lượm bỏ vỏ hến, đãi lấy nạc hến để riêng. Hến tự tiết ra nhiều nước trong nồi.
  • Để nước luộc hến lắng trong, lược lại cho sạch qua một nồi nhỏ khác. Nuớc luộc hến đẹp có màu trắng đục. Giữ nóng nước luộc hến trên bếp, thả vào ít lát gừng nếu thích.
  • Nấu cơm. Xới cơm cho tơi. Để nguội.

* Lưu ý: Đối với hến khô bán sẵn thì các bạn hãy lấy một phần nạc hến, nấu lại cho kỹ, lược bỏ xác và dùng phần nước luộc này thay cho nước hến. Hãy nêm thêm ít muối cho đậm đà, chút gừng cho thơm và khỏi sợ lạnh bụng. Nếu không có nước hến nóng, món cơm hến không… là gì cả !


Trình bày

  • Dọn một dĩa nạc hến. Để mỗi thứ gia vị trong mỗi dĩa, chén nhỏ. Một dĩa cơm nguội. Một dĩa rau các loại. Một tô nước hến thật nóng. Khi ăn, cho vào chén hoặc tô… rau, cơm, vài muỗng nhỏ nạc hến, chan nước hến nóng vừa đủ ướt cơm. Vị nêm chủ yếu cho vừa miệng là muối và nước ruốc. Tùy khẩu vị, nêm các thứ gia vị cay vào từ từ và các phụ gia khác ít nhiều tùy ý. Trộn đều trước khi ăn.
  • Ngoài ra cơm hến không thể thiếu ruốc sống, bánh đa nướng bẻ vụn, vừng, đậu phộng rang giã nhỏ, tóp mỡ và da heo cắt nhỏ, chiên vàng.

Món này có tính hàn nên không phù hợp để làm món ăn chính ăn thường ngày cho những người lao động nặng.


Canh bóng nấu thả



Tên nguyên liệu
Số lượng
Đơn vị
Nước xương hầm (nước dùng)
1,5
lít
Giò sống
100
gm
Nấm hương
20
cánh
Trứng cút
20
quả
Bóng bì
50
gm
Tôm nõn
10
gm
Bông cải trắng, xanh
1
cái(mỗi thứ)
Susu
1
quả
Cà rốt
1
củ
Đâu Hà lan
vài
quả

Bột nêm



Cách làm:
  • Nấm hương ngâm nở, bỏ chân, nhồi giò sống vào rồi đem hấp đến khi giò chín
  • Trứng cút luộc chín, bóc vỏ rán vàng
  • Tôm nõn ngâm nước nóng cho mềm, vớt ra để ráo
  • Bóng bì ngâm với nước gạo cho mềm, sau đó rửa sạch, tẩy bằng gừng giã nhỏ với rượu trăng cho hết mùi hôi, thái miếng quả trám vừa ăn
  • Các loại rau củ rửa sạch, tỉa hoa, cắt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi có nêm chút muối, vớt ra bát nước đá để rau được giòn và giữ màu sắc tươi
  • Cho nước dùng vào nồi, đun nhỏ lửa đến sôi, cho tôm nõn vào, nêm vừa ăn. Thả bóng, mọc nấm vào
  • Xếp rau, trứng, mọc nấm, bóng vào bát, dội qua bằng nước dùng cho nóng rồi chan canh vào.

Món này thường được làm khi nhà có cỗ, đây là 1 trong 4 bát không thể thiếu của mâm cỗ truyền thống.



Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Thịt giả cầy



I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 giò heo trước độ 1 kg
- 1 củ nghệ
, 1 củ riềng
- Mắm tôm
- 3 muỗng súp cơm mẻ
- Muối, bột ngọt, nước mắm, mỡ nước
- 50 gr hành tỏi bằm nhỏ
II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Giò heo: nướng cho vàng, cạo rửa sạch, chặt ra từng miếng dày độ 4cm
b> Nghệ & củ riềng: gọt vỏ, rửa sạch, giả nhỏ, cho 3 muỗng súp nước lạnh vào trộn đều, vắt lấy nước
c> Cơm mẻ: cho vào rây, chà nhuyễn
d> Cho thịt vào tượng, chế nước nghệ & riềng, mẻ, cho vào 1/2 muỗng súp mắm tôm, trộn đều, nêm thêm nước mắm, bột ngọt cho vừa ăn. Để thịt 1/2 giờ cho thịt thấm đều gia vị.

Giai đoạn 2: Cách nấu
Bắt nồi mỡ nóng, phi hành tỏi bằm nhỏ cho thơm, cho thịt vào xào cho thịt săn, đổ nước lạnh vào cho ngập thịt, đậy nắp lại, hầm cho thịt mềm, nước còn sền sệt là được, nêm lại cho vừa ăn, múc ra tô, ăn nóng.




Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/thit_gia_cay.html

Bún Ốc

Nguyên Liệu
-5 lbs lườn xương gà hay heo (nấu nước ngọt, có thể thay bằng chicken broth 2 hộp lớn)
-8 trái cà chua lớn chín đo?
-1 lb ốc hương 
-4 muỗng canh ketchup
-1 ly cơm rượu trắng (để càng lâu càng ngon mua về để trong tủ lạnh 4-6 tuần cho thơm)
-1/2 chén nước gừng
-1 củ tỏi bầm nho?
-6 tép xa?

Cách Làm

Cà cắt làm tám ; ốc rửa bằng muối dấm cắt vừa ăn ướp với nước gừng , muối, tiêu (nhớ đừng ướp hết nước gừng, để lại 1/2 ) . Xả đập dập . Tỏi bầm nhuyễn , ly cơm rượu xay nhuyễn thay mẻ . Xương hầm vớt bọt cho nước lèo trong ngọt .

Bắc nồi cho dầu ăn nóng , tỏi, xả thả vào đảo thơm , cho 1/2 cà vào xào cho có màu đỏ đẹp , đổ nước lèo vào (nhớ bỏ xương đi) để lửa vừa .

Bắc chảo lên bếp, dầu ăn tỏi cho thơm, cho ốc vào xào nhanh khoảng 1 phút, ketchup, cơm rượu và phần nước gừng còn lại , đợi sôi bùng tắt lửa, vớt ốc để riêng ra tô , phần nước sauce cho vào nồi nước lèo .

Nêm muối mắm đường vào nồi nước, trước 
khi ăn khoảng 5-10 phút thả cà chua còn lại vào nồi nước lèo .

Bún luộc sẵn (có bún tươi càng ngon)
rau sống xà lách, ngò, kinh giới, muống chẻ, bắp chuối, giá sống (Nam Bắc hài hoà) mắm tôm .

Trình bày

Bún sắp ra tô , múc ốc để trên mặt, rắc hành ngò thái nhuyễn cho đẹp , nước lèo nóng đổ lên với vài miếng cà chua . Phi hành củ tím để lên mặt càng ngon thơm .






Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/bunoc.html

Bún mọc

Nguyên Liệu

-1/2 con gà mái dầu (700-800gr)
-400gr giò sống
-300gr sườn non
-Vài tai nấm mèo
-1 củ hành tây trắng, vài tép hành lá, ngò
-2 trái chanh, 2 trái ớt
-2kg bún, giá, bắp chuối, rau muống bào, rau thơm
-Tiêu, muối, đường, bột ngọt, nước mắm, mắm tôm
-100gr hành tím

Cách Làm 

Gà: làm sạch, để ráo, chặt đùi , cánh, ức gà riêng ra
Giò sống: ướp thêm tiêu, bột ngọt, 1/2 vo viên tròn đem chiên vàng vừa. Còn 1/2 trộn nấm mèo vào, vo viên tròn
Nấm mèo: ngâm nước, thái sợi nhuyễn
Hành tây : bào mỏng
Hành lá: phần trắng cắt ngắn 5cm cho vào nồi nước lèo, phần xanh xắt nhỏ
Ngò: lặt rửa sạch, thái nhuyễn
Chanh: xắt làm 6 múi
Ớt: bào mỏng
Rau, giá, rau muống, bắp chuối: rửa sạch, để ráo
Hành tím: bào mỏng, phi vàng

Chế biến:
4 lít nước lạnh nấu sôi, cho 1 muỗng muối+ gà vào hầm nhỏ
Khi gà chín mềm, vớt ra xé sợi vừa ăn hoặc chặt từng miếng. Cho giò sống trộn nấm mèo vào nồi nước lèo, khi chín giò sống sẽ nổi lên trên, vớt ra. Nêm lại nồi nước lèo vừa ăn

Cho bún ra tô, bỏ hành lá, ngò, hành phi, hành tây, giò chiên, giò mộc, thịt gà, rồi chan nước lèo. Rắc tiêu lên trên
Dùng kèm với rau, chanh, ớt, mắm tôm.







Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/bunmoc.html

Xá xíu


Nguyên liệu:

  • 1 kg thịt lợn (nạc vai hoặc nạc mông tùy chọn)
  • 3 củ tỏi, bóc vỏ băm nhỏ
  • Dầu ăn
  • 3 thìa đường mật
  • 3 thìa mật ong
  • 3 thìa xì dầu
  • 1 thìa dầu hào
  • 2 thìa rượu ngũ vị hương (Ngâm ¼ lít rượu trắng với 20gr bột ngũ vị hươngloại đã pha trộn và đóng gói sẵn. Ngâm qua 1 giờ là dùng được.)
  • Nước hàng
  • Hạt tiêu, muối
  • Dầu vừng
  • Ngũ vị hương

Cách làm:
Thịt lợn mua về cắt thành những miếng to, mỏng.
Ướp thịt: Cho 2 thìa tỏi băm, rượu ngũ vị hương, xì dầu, dầu hào, đường mật, 1 thìa  nước hàng (nước màu hay kho thịt), mật ong, 2 thìa dầu ăn, hạt tiêu, 1 thìa gia vị, 1 thìa dầu vừng và 1 thìa ngũ vị hương nữa.
Trộn đều gia vị và thịt, để thịt ngâm trong nước gia vị này trong ít nhất 2 giờ.
Để làm chín thịt bạn có thể sử dụng lò nướng điện, nướng bằng bếp ga hoặc bếp than.
Với lò nướng bạn bật lò trước lên 250 độ C.
Trải thịt lên vỉ nướng rồi đặt lên khay, cho vào lò. Chỗ nước ướp thịt còn lại trong bát bạn hãy giữ lại.
 
Sau khi nướng khoảng 10 phút lấy thịt ra, tẩm phần nước gia vị còn lại vào thịt một lần nữa, nướng lại thịt trong khoảng 30 - 40 phút / 1 kg thịt. Thịt nướng xong bên ngoài phải có màu đỏ nâu sậm.
Thịt nướng xong để nguội hoàn toàn mới ngon, sau nửa ngày phải bảo quản trong tủ lạnh.
Tùy ý dùng xá xíu cắt sợi, cắt lát để ăn kèm các loại mì nước, salad, bánh mì với dưa góp
 
Thái lát ăn với cơm nóng ngon tuyệt
Ăn với mỳ nước
Hoặc ăn chung với mỳ xào


Thịt nấu đông


Nguyên liệu:
  • 1kg thịt chân giò heo, chọn chân trước tốt hơn
  • 500g da heo, Độ dai của phần keo tùy thuộc vào lượng bì bạn cho vào ninh, càng cho nhiều da thì món thịt đông càng dễ đông, keo chắc. Tuy nhiên, nếu quá nhiều da, món thịt đông sẽ quá cứng mất ngon.
  • 100g nấm hương
  • 100g mục nhĩ
  • Gia vị: Nước mắm, bột nêm, bột canh, bột ngọt, tiêu.
  • Đậu Hà Lan hay Petit pois
  • Cà rốt
  • Rau câu (có thể cho 1 ít để thịt dễ đông hơn)

Thực hiện:
  • Chân giò, da heo nhổ lông, rửa sạch và trụng sơ bằng nước sôi cho bớt mùi.
  • Cho nước lạnh vào ngập giò và da, nấu chín, vớt ra, xắt lát như thịt luộc, bỏ xương.
  • Đậu Hà Lan: cắt ngắn, chẻ đôi hoặc tỉa hoa lá tùy thích, trụn nước sôi có bỏ chút thuốc tiêu mặn cho đậu được xanh, để ráo nước.
    Cà rốt: gọt rửa sạch, tỉa hoa lá tùy thích, trụn nước sôi có bỏ chút muối, để ráo nước.
    Rau câu: rửa sạch, cho vào soong nấu cho tan với thịt và da. Nêm lại: tiêu + muối + nước mắm + bột ngọt cho vừa ăn.
  • Nấm hương, mộc nhĩ ngâm qua nước lạnh, rửa sạch, để ráo và thái đôi.
  • Ướp thịt chân giò, da lợn với gia vị trong 15 phút.
  • Cho thịt chân giò đã xắt lát và rau câu nêm nước mắm + muối + bột ngọt, nấu khoảng 45 phút cho nhừ. Da heo cho vào sau chân giò một chút để không bị nhão. Khi đun, đun nhỏ lửa và hớt bọt để nước dùng được trong, cũng như da heo có thể tiết ra chất keo giúp cho thịt dễ đông hơn.
    Cho nấm hương, mộc nhĩ và các rau củ khác nếu thích vào đun tiếp cho chín.
  • Khi thịt đã chín mềm, tắt bếp, để thịt nguội.
  • Bạn có thể để thịt tự đông lại hoặc cho vào tủ lạnh.
  • Món này ăn kèm với dưa chua, hành muối và cơm nóng.

Món thịt đông thành công phải đông được mà không cần cho vào tủ lạnh. Phần keo phải trong, không vữa ra ở nhiệt độ thường. Bát thịt đông được lật úp vào đĩa, cánh hoa giữa phần thạch trong tươi sắc. Miếng thịt mềm, hồng nhạt, có mùi thơm lạ. Nếm thử ngòn ngọn của chất đông hấp dẫn, ăn không ngấy. 

Các loại nấm hương, mộc nhĩ nên xào sẵn trước cùng gia vị rồi cho vào nồi trước khi món ăn hoàn tất 10 15 phút. Những loại rau củ khác cũng vậy, nếu cho vào quá sớm sẽ bị quá nhừ.

Tùy khẩu vị, bạn có thể cho thêm vào nồi thịt đông một ít tiêu sọ nguyên hạt hoặc chỉ giã giập, vỡ. Như vậy thì khi ăn, thỉnh thoảng bạn bắt gặp những hạt tiêu thơm, ấm áp này, rất thú vị. Nhưng nếu nêm gia vị cay mặn quá sẽ làm món ăn mất ngon và gây khó đông.





Sưu tầm

Gà nhồi xôi



I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 con gà da dày để rút xương
- 1/2 lít nếp thơm
- 100 gr tôm khô
- 1 cặp lạp xưởng
- 100 gr thịt nạc lưng
- Mỡ nước, 1 củ hành to, tỏi, tiêu, muối, bột ngọt
- 1 muỗng súp mật ong, 4 muỗng súp bột mì.
II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Gà làm sạch, mổ phía dưới bụng lấy bộ lòng ra và rút xương
b> Lạp xưởng: nướng chín, xắt hạt lựu
c> Thịt nạc + lòng gà: xắt hạt lựu
d> Tôm khô: rửa sạch để ráo
+ Bắt chảo mỡ nóng, phi hành tỏi cho thơm, cho củ hành xắt hạt lựu vào xào, cho tiếp lòng gà + thịt nạc + tôm khô vào xào. Nêm gia vị cho vừa ăn. Nhắc xuống trộn lạp xưởng vào.
e> Nếp: vo sạch, xôi chín với 1 chút muối
+ Trộn hỗn hợp: xôi + lạp xưởng + tôm khô + lòng gà + thịt nạc + 1 chút bột ngọt. Nêm vừa ăn.

* Giai đoạn 2: Dồn nhân vào gà
a> Dồn nhân vào gà đã rút xương, dùng kim chỉ may kín bụng gà lại. Đem gà hấp chín.
b> Lăn gà vào bột mì khô cho áo đều con gà. Bắt chảo thật nhiều dầu và khử hành tỏi cho thơm chiên gà lại cho vàng. Sau khi hấp có thể dùng phương pháp quay nướng gà thay vì chiên.

* Giai đoạn 3: Trình bày
Đặt gà lên dĩa hình bầu dục, dùng dao xắt khoanh gà nhưng vẫn sắp nối tiếp các khoanh gà lại để giữ nguyên hình dạng con gà. Xung quanh dĩa có thẻ để ít xà lách lót phía dưới và sắp xen kẻ dưa kiệu chua + cà rốt dể trang hoàng.

+ Ghi chú: có thể sau khi dồn xôi vào bụng gà, may kín bụng lại, đem gà đút lò. Thỉnh thoảng thoa lên mình gà 1 lớp mỡ hoặc dầu cho bóng. Gà gần chín thoa lên 1 lớp mật ong đã pha loãng với dầu cho gà có màu vàng óng và đẹp màu gà.










Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/ga_nhoi_xoi.html

Gà nấu đậu



I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 con gà tơ
- 1 hộp đậu hòa lan hột (petits pois)
- 1 hộp nấm, 1 hộp cà chua
- 100 gr củ hành nhỏ + 1/2 củ tỏi to
- Nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt
- Hánh lá, ngò, lá thơm
- Bột mì, 1 chén mỡ.
II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Gà làm sạch, chặt miếng to cạnh độ 4 cm, ướp muối + tiêu + bột ngọt + hành tỏi băm nhỏ, để gà độ 30 phút cho gà thấm gia vị.
b> Bắt chảo nóng, cho mỡ vào, mỡ sôi cho hành tỏi băm nhỏ vào cho thơm, cho gà vào chiên sơ cho gà hơi vàng, gắp ra.
c> Lấy soong khác, đổ 2 muỗng súp mỡ vào, cho chút hành tỏi băm nhỏ vào cho thơm, cho cà hộp vào xào, cho chút muối và chút đường vào, nhắc xuống, lấy chén múc ra 1/2 lượng cà.

* Giai đoạn 2: Cách nấu
a> Cho gà + lá thơm và đổ 1 lít nước sôi vào soong cà, đậy nắp hầm
b> Gà gần mềm, cho đậu hộp + nấm hộp vào, nấu độ 10 phút. Quậy 1 muỗng súp bột mì với 2 muỗng súp nước lạnh cho tan đều, đổ vào nồi gà cho nước gà được sền sệt, nêm nước mắm + bột ngọt cho vừa ăn, và để thêm 1/2 cà còn lại trước khi nhắc nồi thịt xuống.
c> Múc gà ra dĩa hình bầu dục, trên dĩa rắc thêm tiêu và ngò ch o thơm ngon.

Món này ăn nóng với bánh mì hoặc cơm




Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/ga_nau_dau.html

Cá chưng tương


I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 kg cá bóng mú, cá chẻm hoặc cá lóc
- 1 củ hành tây, 1 củ gừng
- 100 gr tương hột loại ngon băm nhỏ
- Ngò, ớt, tiêu, đường, bột ngọt, mỡ nước
- Rau cần tàu, cải bắc thảo
- Bún tàu, nấm mèo, 2 trái cà chua

II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Cá: làm sạch, để ráo nước, ướp chút muối chiên sơ với mỡ cho hơi vàng
b> Hành tây: gọt vỏ, rửa sạch, xắt dọc theo củ, dày độ 5 ly.
c> Bún tàu: ngâm nước độ t phút, rửa sạch, cắt khúc.
d> Nấm mèo: ngâm nước, rửa sạch, xắt sợi
e> Cà chua: xắt ra làm 6 theo múi cà.
f> Gừng: xắt sợi
g> Rau cần tàu: cắt khúc

* Giai đoạn 2:
 Cách chưng
- Cho cá vào dĩa sâu, sắp hành tây, tương hột, cải bắc thảo, bún tàu, nấm mèo, cà chua, gừng, rau cần tàu phủ lên mình cá. Rưới nước tương nêm chút đường, bột ngọt, tiêu lên cá, cho thêm 2 muỗng súp mỡ vào cá cho cá được béo, trên cùng cho ớt xắt mỏng vào.
- Đem cá chưng cách thủy cho cá chín.
- Cá chín, đem cá ra, rắc thêm tiêu, ngò cho cá thơm ngon. Món này ăn chung với cơm và ăn nóng.




Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/ca_chung_tuong.html

Bún thang


I. NGUYÊN LIỆU:
- 300 gr sườn heo
- 1 con gà độ 1kg 200
- 200 gr chả lụa
- 200 gr tôm khô
- 3 cái hột vịt
- 3 kg bún
- Nước mắm, muối, bột ngọt, mắm tôm, cà cuống
- Rau răm, ngò, củ hành

II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Nấu nước dùng
1> Gà làm sạch: Đổ 3 lít nước lạnh vào nồi, cho ít củ hành xắt lát mỏng và 1 chút muối vào, đun nước hơi nóng, thả gà vào. Luộc gà cho chín, vớt gà ra, xé nhỏ thành sợi.
2> Cho sườn heo vào nước luộc gà, nấu cho sườn thật mềm mới lấy được nước dùng, khi nấu nhớ hớt bọt.
3> Cho 1/3 tôm khô vào nồi nước dùng để nước ngọt.
4> Khi nước dùng đã được, đem xuống dùng rây lọc kỷ nêm nước mắm, muối, bột ngọt vừa ăn.
5> Chả lụa: thái mỏng xắt sợi. Hột vịt tráng mỏng xắt sợi.
6> Tôm khô còn lại ngâm nước độ 10 phút cho hơi mềm rửa sạch, đem giả nát chà cho bông.
7> Rau răm + hành ngò, xắt nhỏ để riêng.
Giai đoạn 2: Trình bày
- Lót rau răm xuống dưới tô, sắp bún lên trên bày thịt gà, tôm khô, chả lụa, trứng tráng, mỗi thứ 1 góc, hành ngò để giữa.
_ Khi ăn đun nước dùng cho thật sôi, dội lên trên tô bún cho 1 ít mắm tô. Món nầy ăn nóng mới ngon, nếu ăn được nên cho thêm một ít dầu cà cuống càng ngon.




Nguồn: http://www.binhcang.com/cachnauan/bun_thang.html

Bún riêu


I. NGUYÊN LIỆU:
- 2 kg cua dằm nhỏ hay xay nhuyễn
- 1/2 kg cà chua chín
- Me chín, mắm tô, muối, nước mắm, mỡ
- Củ hành nhỏ, tỏi, hành, ngò, ớt, chanh
- Bột ngọt
- Rau muống, bắp chuối, giá sống, ngò gai, quế, kinh giới
- 2 kg bún

II. CÁCH THỰC HIỆN:
Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Cua: rửa sạch, bóc mai cua, lột bỏ phần dơ, rửa sạch cua, để ráo nước.
- Gở gạch cua để vào 1 cái chén
- Thịt cua bỏ vào cối + muôi, giả nhỏ, bỏ vào cái soong, cho vào 3 tô nước, dùng tay bóp nhẹ, gạn qua cái soong khác, cuối cùng còn xác cua thì cho vào rỗ để cho chảy hết nước.
- Giả lại lần 2 cũng làm như vậy khi nào thấy cua hết thịt thì thôi. Gạn nước lại lần nữa cho hết sạn.
b> Cà chua: Cắt làm 6 theo múi cà. Phi hành tỏi cho thơm, cho cà chua vào xào nêm chút muối + nước mắm vuằ ăn. Bỏ vào vài giọt màu gạch cua.
c> Me vắt: Choa vào chút nước đun lên để riêng.

Giai đoạn 2: Nấu cua.
+ Bắt nồi nước cua lên bếp đun. Nước sôi bỏ cà chua đã xào vào, đun lát sau thấy thịt cua đông màng nổi lên thì bớt lửa nhỏ. Cho nước me vào, nêm nước mắm, mắm tôm, muối, bột ngọt cho vừa ăn (nêm vừa hơi chua, hơi ngọt, là được), bắt nồi cua xuống.
+ Để chảo mỡ lên bếp, phi hành tỏi cho thơm, bỏ gạch cua vào xào, thấy gạch sền sệt là được. Đổ gạch cua này lên trên thịt cua làm màu. Xắt hành lá, ngò rãi lên trên cho thơm.

Giai đoạn 3: Trình bày.
Đơm bún vào tô, khi ăn múc nước cua đổ vào - ăn nóng.
Bún riêu ăn với rau muống chẻ + bắp chuối bào + giá + rau quế + ngò gai + rau kinh giới. Khi ăn nêm mắm tôm và nặn vào vài giọt chanh.


Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Nem lụi Huế


Nguyên liệu:
- 1 bát thịt bò, 1 bát giò sống,
- 1 thìa bì, 1 thìa mỡ,
- 1 chút đường và tiêu, 1 thìa nước mắm
- sả hoặc que xiên hay đũa tre

Nước lèo: 5 chiếc gan gà, đậu phộng xay, gia vị đường, mắm, và chút giấm (nếu thích chua) đun sôi, bột năng

Cách làm:
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.
1- Thịt bò, giò sống, một chút bì lợn, một chút mỡ lợn cho kết dính, nêm nước mắm, đường, tiêu, trộn đều cho ngấm.
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.
2- Củ sả cắt bớt đầu, đuôi, phơi nắng cho mềm.
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.
3- Nặn thịt vào thanh sả.
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.
4- Nướng thịt trên than hồng, lửa nhỏ.
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.
5- Thịt chín có thể ăn luôn, ăn với bún hoặc kẹp vào bánh mì.
Nem lụi Huế, vietinfo.eu.



Nhưng món nem lụi không chỉ kéo chân thực khách bởi mùi vị tỏa ra từ miếng thịt ngon lành, mà còn bằng chén nước chấm được pha chế rất độc đáo. Đó không phải là chén nước chấm chua ngọt mà chúng ta vẫn thường ăn với bún thịt nướng hay bún chả, mà là chén nước chấm được pha bằng kiểu rất riêng của người Huế.

Nước lèo: luộc 3 chiếc gan gà lấy nước. Nêm gia vị cho vừa ăn gồm đường, nước mắm và chút giấm. 2 chiếc gan gà tươi và đậu phộng xay nhuyễn cho vào đun nhỏ lửa cho nhừ. Sau đó cho thịt heo băm vào đun tiếp. Khi hỗn hợp chín nhừ, cho chút bột năng vào để nước lèo sệt lại.

Sưu tầm