Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chế biến món ăn ngon


1. Nấu cá không nên cho gừng trước


Nhiều người thường cho gừng vào để khư mùi tanh khi nấu cá. Nhưng phải cho đúng cách mới phát huy được công dụng. 


Không nên cho gừng vào trước cá, vì cá khi nóng chất albumin trong cá sẽ khống chế gừng khử tanh. Cho nên, phải thả cá vào nồi trước, đợi sau khi chất albumin đông cứng rồi mới cho gừng. Như vậy gừng mới phát huy tác dụng khử tanh.


2. Xào rau không nên nhiều dầu, mỡ: 


Các loại rau quả thường hấp dẫn bởi vị ngọt, mát của rau. Vì thế, đối với các món xào rau quả không nên cho nhiều dầu. Vừa làm mất vị ngon thật của nó mà dầu nhiều sẽ làm cho mật và lá lách tiết nhiều dịch, dễ gây viêm mật, lá lách. Đặc biệt, đối với mỡ lợn không nên xào lửa to bởi mỡ lợn có nhiều axit béo no, nếu bị khét quá, lửa mỡ bốc hết nước để thành loại hoá chất có mùi, có hại cho người.



Hơn nữa, mùi khét kích thích vòm miệng và mũi, dễ làm viêm màng phổi, cổ họng, khí quản... Vậy không nên xào rau bằng dầu mỡ quá nóng.


3. Xào rau không nên cho muối sau: 


Muối có tác dụng vừa khử được các vi khuẩn có trong rau, vừa làm cho rau sạch hơn. Vì vậy, muối khi xào rau cần cho vào trước mà không nên xào xong rồi mới cho muối. Đặc biệt với nõn rau, phải xào nhanh, nếu xào cho muối vào sau thì toàn bộ vitamin C sẽ oxy hoá trong nước muối. 



4. Xào củ cải không nên cho giấm



Củ cải khi xào rất kiêng ki với giấm. Vì thế nếu cho giấm khi xào củ cải coi như mất hết vitamin mà chỉ còn bã. Hãy nhớ không được cho giấm khi xào củ cải.



5. Rau nóng cho mì chính gây độc



Bạn nên bỏ bớt thói quen dùng mì chính không đúng cách như không cho mỳ chính sau khi rau đang nóng vì nó sẽ trở thành độc. Mỳ chính cũng không dùng cho các thực phẩm mặn và chua, mì chính trong dung dịch mặn sẽ biến chất gây mùi khó chịu, không còn tác dụng tăng gia vị - còn mỳ chính trong chất chua sẽ khó hoà tan.


6. Nấu đậu phụ không cho tỏi


Đậu phụ có nhiều dinh dưỡng như protein và canxi. Nhưng trong loại chế phẩm bằng đậu khi xào nấu không được cho tỏi. Vì trong tỏi có nhiều axit, sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi mà canxi lại là nguyên tố rất cần cho người. 



7. Rau câu không ngâm nước lâu



Trong rau câu có nhiều sinh tố, có iốt - kali. Ăn rau câu có lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu ngâm rau câu vào nước thì sau 15 phút, 85% iốt sẽ phân giải vào nước. Ngâm vài giờ hoặc vài ngày thì tất cả dinh dưỡng đều bị phân giải, nếu ăn vào chỉ là ăn chất keo và sợi, vì vậy, không nên ngâm lâu rau câu trong nước.


Bạn hãy chú ý những điều trên khi chế biến món ăn để vừa có được món ăn ngon cho gia đình, vừa tránh nguy cơ gây độc thực phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét